Trong bài viết này Đức Hùng sẽ trả lời cho các bạn Đồ thị nến Nhật là gì? Cách sử dụng đồ thị nến Nhật trong đầu tư chứng khoán.
Đồ thị hình nến Nhật Bản – Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật) được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:
- Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá.
- Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi).
- Biến động giá không phản ánh giá trị thật.
1. Cấu trúc của một cây nến
Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản:
- Bullish Candle – Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
- Bearish Candle – Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)
Có ba thành phần chính:
- Upper Shadow – Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)
- Real Body – Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến
- SLower Shadow – Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm).
Vậy nhìn một cây nến chúng ta có thể nhìn thấy sơ lược được giá đã được khớp thế nào trong một ngày.
Xem thêm:
- Các câu hỏi thường gặp đối với những Nhà đầu tư mới
- Chiến lược đầu tư Chứng khoán theo dòng tiền lớn
2. Các khuân mẫu của biểu đồ nến thường gặp mà nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư chứng khoán
Theo như các bạn đã biết thị trường chứng khoán có 2 xu hướng quan trọng là Uptrend và Downtrend. Bò là biểu trưng cho thị trường đi lên có nhiều người mua và giá đi lên,Gấu là biểu hiện cho thị trường có nhiều người bán và giá đi xuống. Để có thể giải quyết được vấn đề này chúng ta cần phải nhận biết được các mô hình nến và ý nghĩa của các mô hình.
a) Các mô hình nến cơ bản
- Nến tiêu chuẩn (standard)
Thanh màu xanh thể hiện giá tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc thị trường đang đi lên và có nhiều người mua, trong khi đó thanh giá màu đỏ thể hiện giá giảm và thị trường đang đi xuống. Cả hai thanh đều có phần thân dài đuôi ngắn cho thấy giá thị trường không có dấu hiệu đảo chiều, tiếp tục tăng hoặc giảm.
- Nến Marubozu.
Nến này chỉ có phần thân không có đuôi cho thấy sức mạnh tấn công của “bò” và “gấu” cũng như dấu hiệu tiếp tục tăng hoặc giảm còn mạnh hơn dạng nến tiêu chuẩn.
- Nến quay đầu (spinning top).
Nến có phần thân ngắn đuôi dài biểu hiện sự trung lập không có biểu hiện rõ ràng về sự thay đổi tiếp theo của thị trường.
b) Các mô hình nến đảo chiều
Cả 3 dạng nến này không thể triệt tiêu được cả “bò” và “gấu” cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy giá thị trường đảo chiều. Vậy để có thể triệt tiêu được “bò” và “gấu” hoặc chúng ta bắt chúng về đỉnh hoặc đáy của thị trường thì cần sử dụng tiếp 4 công cụ sau:
- Nến Doji
– Các loại nến doji
– Doji chân dài: Khi một mã chứng khoán chịu sự tấn công liên tiếp của “bò” đồng nghĩa với giá thị trường đang tăng bỗng nhiên chúng ta thấy xuất hiện doji chân dài. Đây là doji có phần thân dài đuôi ngắn nằm gần như ở trung tâm điều này cho thấy sự lưỡng lự của các nhà đầu tư cũng như cho thấy dấu hiệu đảo chiều của thị trường. Có thể thấy áp lực mua bỗng bị đè bẹp bởi áp lực bán tuy nhiên chúng ta chưa được bán ngay mà phải đợi có sự xác nhận của đường tín hiệu hỗ trợ bị phá vỡ. Ngoài ra, doji chân dài cũng được thấy ở đáy của thị trường và được sử dụng để tiêu diệt “gấu”.
– Doji bia mộ: Khi “bò” tấn công ta cũng có thể bắt gặp doji có hình bia mộ, dấu hiệu áp lực bán đột ngột tăng mạnh đè bẹp áp lực mua lúc trước mà chúng ta chỉ việc đợi tín hiệu phá vỡ đường hỗ trợ xuất hiện trước khi đưa ra quyết định bán. Doji bia mộ cũng có thể dùng để tiêu diệt “gấu” nhưng ít bắt gặp hơn.
– Doji chuồn chuồn: Khi thị trường bị chịu sự tấn công của “gấu” giá thị trường liên tục giảm thì bạn bắt gặp doji có hình dạng giống như chuồn chuồn bay từ dưới lên trên dấu hiệu cho thấy áp lực mua lúc này tăng đột ngột để đưa ra áp lực mua chúng ta cũng phải chờ cơ hội phá vỡ đường kháng cự được xác nhận. Nến doji chuồn chuồn cũng có thể dùng để tiêu diệt “bò” nhưng khá hiếm so với “gấu”
– Doji sao trời: thường bắt gặp ở đỉnh và ở đáy thị trường cho thấy một dấu hiệu đảo chiều mạnh mẽ.
- Karakasa
– Gồm 4 loại:
– Khi một mã tài sản chịu sự tấn công của “bò” thì sẽ xuất hiện nến treo cổ có thể là đỏ hoặc xanh sẽ nhận được 1 đường hỗ trợ và 1 dấu hiệu đảo chiều của thị trường.
Trường hợp tương tự đối với nến sao băng áp lực bán tăng đột ngột so với áp lực mua và chúng ta chỉ cần đợi dấu hiệu đường hỗ trợ bị phá vỡ để đưa ra áp lực bán lúc này.
– Hai nến trên chỉ có thể tiêu diệt bò còn đối với “gấu” ta phải sử dụng nến búa và nến búa đảo ngược.
Hammer: đối với gấu khi tấn công một thị trường làm cho giá đi xuống xuất hiện nến búa cho thấy áp lực mua đột ngột tăng có thể là mày đỏ hoặc xanh lúc này chúng ta chỉ việc đợi 1 tín hiệu xác nhận đường kháng cự bị phá vỡ là chúng ta có thể quyết định mua (tiêu diệt “gấu”). Trường hợp tương tự đối với mô hình búa đảo ngược cũng được sử dụng để tiêu diệt “gấu”.
- Nến bao phủ.
– Nến nhấn chìm (engulfing)
Gồm 1 cặp khác màu trong đó thành nến thứ 2 nhấn chìm phần thân của thanh thứ nhất phần đuôi không quan trọng.
– Nến phủ mây đen (dark cloud cover)
Có thanh thứ nhất màu xanh thanh thứ 2 màu đỏ, thanh thứ 2 có giá thấp hơn đường trung bình của thanh thứ 1. Thanh này dùng để tiêu diệt “bò”
– Nến xuyên thấu (Piercing)
Ngược lại so với nến phủ mây đen nến xuyên thấu có thanh thứ nhất màu đỏ thanh thứ 2 màu xanh dùng để tiêu diệt “gấu”.
- Nến sao trời
– Sao hôm (Evening star)
Nến cho biết giấu hiệu đảo chiều đi xuống. Sao hôm cho thấy áp lực bán tăng mạnh dùng để triệt tiêu “bò”.
– Sao mai (Morning star)
Nến cho dấu hiệu đảo chiều đi lên. Sao mai cho thấy áp lực mua tăng mạnh dùng để triệt tiêu “gấu”
– Harami
Biểu hiện sự mất đà của thị trường và cảnh báo đảo chiều về giá sau 1 xu hướng mua hoặc bán mạnh mẽ, ta cũng có thể bắt gặp harami doji. Harami dùng để bắt đỉnh hoặc đáy của thị trường.
Qua bài viết trên Đức Hùng hi vọng có thể giúp các bạn hiểu được rõ hơn mô hình nến Nhật Bản và giúp các bạn sử dụng thành thạo công cụ phân tích kỹ thuật Đồ thị nến Nhật Bản, đây là một công cụ thiết yếu để xác định thời điểm giao dịch trên thị trường. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng mô hình này như bất kỳ một công cụ kỹ thuật nào để phân tích tâm lý của người tham gia thị trường.
Nguyễn Đức Hùng – Chuyên viên Phân tích và Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: (+84) 968 231 294
Fanpage: Chungkhoanonline.vn
Email: dautuphatdat@gmail.com
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/