Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích
- Giá trị ký mới trong 6T2021 đạt khoảng 14 nghìn tỷ đồng so với mức 7 nghìn tỷ đồng trong năm 2020. Trong năm 2021, ban lãnh đạo dự kiến sẽ giành được 22 nghìn tỷ đồng giá trị đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, với sự bùng phát dịch Covid-19 gần đây để đạt được kế hoạch trên là điều thách thức. Nếu CTD đạt được kế hoạch, điều này sẽ phần nào khẳng định khả năng điều hành của HĐQT & Ban điều hành.
- Với diễn biến của dịch Covid-19 ở thời điểm hiện tại và việc giá thép leo thang, ban lãnh đạo cho biết ngành xây dựng có thể đối mặt với những thách thức đến hết nửa đầu năm 2022. Do đó, khoảng đầu Q4/2021, công ty sẽ chia sẻ lại KH lợi nhuận điều chỉnh năm 2021.
- Về dài hạn, Cổ phiếu CTD đặt mục tiêu hướng tới các hợp đồng EPC cho các dự án năng lượng (dự án năng lượng tái tạo và LNG). Việc vay nợ là điều cần thiết trong dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, CTD cho rằng trước tiên CTD sẽ tận dụng nguồn tiền ròng mạnh.
- Việc tăng giá thép như đề cập ở trên vẫn là một thách thức lớn đối với ngành xây dựng. Như đã thảo luận với các công ty xây dựng khác, các nhà thầu đang phải gồng mình để vượt qua sự gia tăng giá thép trong các hợp đồng mới cộng thêm tình hình cạnh tranh cao của lĩnh vực này vào thời điểm hiện tại.
- Tình hình tài chính lành mạnh có thể hỗ trợ công ty giành được các hợp đồng mới. CTD có lượng tiền mặt ròng là 3,6 nghìn tỷ đồng (tương đương giá trị tiền ròng trên mỗi cổ phiếu là 49.600 đồng). Điều này giúp CTD có khả năng cung cấp các hợp đồng với các điều khoản hỗ trợ khách hàng như không cần ứng trước và khách hàng sẽ trả thêm 1 phần lãi tương ứng với lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý với điều khoản trên cũng có rủi ro làm tăng áp lực áp lực vốn lưu động.
- Với kế hoạch LNST năm 2021 hiện tại, CTD giao dịch với hệ số P/E năm 2021 là 13,7x so với mức đỉnh trong giai đoạn 2014-2018 là 11,5x và P/E năm 2021 của HBC là 19,8x.
Nguồn: SSI