Sau 6 phiên tăng liên tiếp, thị trường gặp áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến VN-Index rung lắc mạnh quanh mốc 990 điểm và may mắn có được sắc xanh nhờ lực đỡ từ “ông lớn” VNM cùng một số mã lớn khác như GAS, TCB, SAB…
Sau gần 50 phút giao dịch của phiên chiều, ngay khi VN-Index rơi xuống dưới mốc 990 điểm, lực cầu gia tăng đã một lần nữa đã giúp thị trường bật ngược trở lại. Tuy nhiên, màn lội ngược dòng không thành công trước áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay giảm nhẹ với tổng khối lượng giao dịch đạt 207,98 triệu cổ phiếu, trị giá 4467,79 tỷ đồng trên cả 2 sàn.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index ngày 17/09/2018. Nguồn Amibroker
HOSE: Đóng cửa, sàn HOSE có 117 mã tăng và 179 mã giảm, trong nhóm VN30 có tới 20 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Chỉ số VN-Index giảm 3,73 điểm (-0,38%) xuống 987,61 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 164,61 triệu đơn vị, giá trị 3.903,56 tỷ đồng, giảm 7,77% về lượng và 13,36% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (ngày 14/9). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,87 triệu đơn vị, giá trị 629,69 tỷ đồng, trong đó riêng VHM thỏa thuận 2,58 triệu đơn vị, giá trị 271,98 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào gần 11 triệu đơn vị, giá trị 732,77 tỷ đồng, giảm 20,84% về khối lượng nhưng tăng nhẹ hơn 6% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Ngược lại, khối này bán ra 10,57 triệu đơn vị, giá trị 674,4 tỷ đồng, giảm 4,59% về khối lượng nhưng tăng 20,7% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 423.030 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 58,37 tỷ đồng, giảm 84,94% về lượng và 55,87% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 14/9.
Top giao dịch khối ngoại sàn HOSE ngày 17/09/2018
VNM là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 82,59 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VNM giao dịch khá tích cực khi tăng 3.000 đồng (2,3%) lên 136.000 đồng và là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường. Các cổ phiếu khác trong top mua ròng lần lượt là HPG (21,02 tỷ đồng), PLX (20,71 tỷ đồng), GEX (12,21 tỷ đồng), HDB (12 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, BMP đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 20,12 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là VJC (17,8 tỷ đồng), GAS (15,17 tỷ đồng), VIC (10,85 tỷ đồng), VHC (8,2 tỷ đồng).
HNX: Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,54%) xuống 112,76 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 43,37 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 564,23 tỷ đồng, tăng 12,27% về lượng và đạt xấp xỉ giá trị so với phiên giao dịch trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,66 triệu đơn vị, giá trị 7,92 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 367.606 đơn vị, giá trị 6,44 tỷ đồng, giảm mạnh 77,6 về khối lượng và hơn 80% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 326.794 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 4,2 tỷ đồng, giảm 8,7% về lượng và 29,65% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại chỉ mua ròng 40.812 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,24 tỷ đồng; giảm mạnh so với phiên trước mua ròng 1,28 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 26,39 tỷ đồng.
Top giao dịch khối ngoại sàn HNX ngày 17/09/2018
Lực mua ròng của khối ngoại trên HNX tập trung chủ yếu vào VGC (1,84 tỷ đồng) và PVS (1,25 tỷ đồng). Trong đó, VGC đóng cửa giảm 400 đồng và PVS tăng nhẹ 200 đồng.
Phía bán ròng, SHS đứng đầu với 2,03 tỷ đồng. Dù vậy, cổ phiếu này vẫn có phiên giao dịch khá bùng nổ khi ngược dòng thị trường tăng 5,9% lên 16.200 đồng.
Đánh giá tổng quan các ngành
• Các mã ngân hàng nhìn chung giảm, ngoại trừ VPB và TCB tăng.
• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là BVH và VND.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ nhìn chung giảm, dẫn đầu là KDF và PNJ.
• Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với YEG tăng trong khi FPT giảm nhẹ.
• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với TMT và PAC tăng trong khi RAL và STK giảm.
• Cổ phiếu dầu khí nhìn chung tăng, dẫn đầu là PVD và GAS.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với SJS và NLG tăng trong khi CTI và DIG giảm.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với BFC và VHC tăng trong khi VFG và HAG giảm.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là DMC và DHG.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với NCT và VNS tăng trong khi GMD và NT2 giảm.
Nhận định thị trường 18/09 – Điều chỉnh tích lũy trong ngắn hạn
Lực bán trong phiên ở mức độ bình thường và bán vẫn rất căn ke chọn giá và không có dấu hiệu của sự sợ hãi hay hoảng loạn bất chấp thông tin bất lợi về khả năng chính thức áp thuế 10% trên tổng giá trị 200 tỷ USD hàng hóa trong ngày hôm nay theo lịch Mỹ (nguồn Bloomberg). Chúng tôi ghi nhận được mức thuế này ở khung thấp nhất trong phạm vi thuế được đề xuất xem xét trước đó và có thể điều này khiến các thị trường khu vực biến động cũng khá nhẹ nhàng. Nhưng dẫu sao thì diễn biến đánh thuế nếu diễn ra cũng là sự leo thang trong căng thẳng thương mại và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư cũng là điều dễ hiểu.
Nhìn chung chúng tôi vẫn ghi nhận trạng thái giao dịch khá ổn định của các dòng tiền. Diễn biến giảm hôm nay chủ yếu do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư với tuần cơ cấu mạnh của hai ETF ngoại và thông tin mới về căng thẳng thương mại. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể tiếp tục duy trì được trạng thái tích lũy trong tuần này và sẽ thuận lợi hơn trong tuần tới.
Khuyến Nghị: Gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Ưu tiên cổ phiếu đầu ngành có triển vọng tích cực cho danh mục trung hạn như các mã trong rổ VN30 với ưu tiên ở nhóm dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.