Mỗi nhà đầu tư chứng khoán trước khi bắt đầu với lĩnh vực này đều cần nắm rõ các chỉ số P/E, P/B, ROE, hay tăng trưởng. Để từ đó có thể đọc hiểu những thông tin báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Chứng Khoán Online sẽ chia sẻ tới bạn ý nghĩ của p/s chứng khoán là gì, cách tính chỉ số p/s và ưu nhược điểm của nó. Tìm hiểu ngay.
Xem thêm:
1. Chỉ số P/S chứng khoán là gì?
Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay price to ratio) là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Tên gọi khác như tỷ số P/S hay hệ số P/S.
Hiểu một cách ngắn gọn thì p/s có nghĩa là:
Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp
Những nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S vì cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên P/E sẽ bị sai lệch; hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.
Nhà đầu tư nổi tiếng hay sử dụng chỉ số P/S là tỷ phú Ken Fisher (con trai của Philip Fisher).
2. Cách tính chỉ số P/S
Công thức tính P/S
P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.
Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành.
Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần.
Trong đó:
- P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
- S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu.
Thông tin về vốn hóa thị trường và doanh thu bạn có thể lấy từ Cafef, ta sẽ có 2 bảng thông tin ở trên:
Ta có:
- Giá cổ phiếu P = 126,2 (ngàn đồng).
- KLCP lưu hành = 1,741 (tỷ cổ phiếu).
- Vốn hóa thị trường = 219.763 (tỷ đồng gần bằng 10 tỷ USD).
- Tổng doanh thu 4 quý gần nhất: = 13.738 tỷ+ 13.743 tỷ +13.015 tỷ +13.230 tỷ = 53.726 tỷ đồng.
Khi đó:
- Doanh thu trên 1 cổ phiếu = Tổng doanh thu 4 quý/LKCP Lưu hành = 53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng).
- P/S = Giá 1 CP/ Doanh thu 1 CP = 126,2 /30.86 = 4.09
- P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu = 219.763/53.726= 4.09
- Vậy chỉ số P/S của VNM lúc tính toán là 4.09
Điều này có nghĩa: NĐT sẵn sàng bỏ ra đến 4.09 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà VNM tạo ra năm gần nhất.
3. Ưu nhược điểm của chỉ số P/S
Ưu điểm của chỉ số P/S:
- Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn.
- Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E).
- Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E.
- Đối với công ty khởi nghiệp (Bạn có coi chương trình Shark Tank – Thương vụ bạn tỷ chứ?), thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E.
Nhược điểm của chỉ số P/S:
- Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
- Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán.
- Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.
Nguyễn Đức Hùng – Chuyên viên Phân tích và Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: (+84) 968 231 294
Fanpage: Chungkhoanonline.vn
Email: dautuphatdat@gmail.com
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/