Không nằm ngoài dự báo của giới phân tích, thị trường bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới 29/10 tiếp tục đỏ lửa trước áp lực bán thường trực trong khi tâm lý bên mua càng thận trọng hơn sau chuỗi 7 phiên liên tiếp giảm sâu. Mặc dù VN-Index có bật lên khi tiệm cận vùng đáy cũ 890 điểm nhưng sức bật khá kém khiến chỉ số này vẫn để mất tới gần 8 điểm.
Điều đáng nói trong phiên sáng nay là thanh khoản. Sau những lần “bắt đáy trượt”, nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khiến thanh khoản thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn trong phiên sáng chưa đạt được 1.800 tỷ đồng. Sau diễn biến giao dịch lình xình trong phiên sáng, bước vào phiên chiều, áp lực bán tiếp tục dâng cao khiến VN-Index nhanh chóng lùi sâu. Chỉ chưa đầy 15 phút giao dịch, chỉ số này đã bị đẩy về mốc 885 điểm.
Và kịch bản cũng giống phiên sáng, ngay khi chạm ngưỡng điểm trên, lực cầu gia tăng đã giúp đà giảm được thu hẹp. Tuy nhiên, áp lực bán thường trực khiến VN-Index giao dịch lình xình dưới mốc 890 điểm trong suốt thời gian còn lại.
Thanh khoản thị trường hôm nay giảm mạnh so với phiên hôm trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 168,28 triệu cổ phiếu, trị giá 3598,64 tỷ đồng trên cả 2 sàn
Đồ thị kỹ thuật VN-Index ngày 29/10/2018. Nguồn Amibroker
HOSE: Đóng cửa, sàn HOSE có 109 mã tăng và 178 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 12 điểm (-1,33%) xuống 888,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 140 triệu đơn vị, giá trị 3.211,69 tỷ đồng, giảm 11% về lượng và đạt giá trị xấp xỉ phiên cuối tuần trước ngày 26/10. Giao dịch thỏa thuận đã đóng góp 26,57 triệu đơn vị, giá trị hơn 761 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào với khối lượng hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 337,5 tỷ đồng, giảm 22,56% về lượng và 26,85% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 9,87 triệu đơn vị với tổng giá trị 386,92 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% về lượng nhưng giảm 10,46% giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 793.550 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 49,42 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 2,5 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 29,24 tỷ đồng.
Top giao dịch khối ngoại sàn HOSE ngày 29/10/2018
Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã GMD, đạt 24,6 tỷ đồng. Hai mã SSI và KDH được mua ròng lần lượt 9 tỷ đồng và 8,6 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC bị bán ròng mạnh nhất với 22,4 ỷ đồng. HPG cũng bị bán ròng 21,3 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục bị bán ròng 15,5 tỷ đồng.
HNX: Diễn biến trên sàn HNX cũng có phần tiêu cực hơn,. Lực bán tăng mạnh khiến HNX-Index có thời điểm bị đẩy về mốc 100 điểm. Kết phiên, HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,65%) xuống 101,13 điểm với 38 mã tăng và 70 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,28 triệu đơn vị, giá trị 386,95 tỷ đồng, giảm 14% về lượng và 1,22% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận chỉ có thêm hơn 5 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào hơn 1,2 triệu đơn vị, với tổng giá trị 16,67 tỷ đồng, giảm 17,75% về lượng và gần 34% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 227.300 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,03 tỷ đồng, giảm 77% về lượng và 76,77% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 979.300 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 14,64 tỷ đồng, tăng mạnh 106% về lượng nhưng giảm 11,33% về giá trị so với phiên trước.
Top giao dịch khối ngoại sàn HNX ngày 29/10/2018
Không có gì thay đổi so với các phiên trước, khối ngoại sàn HNX tiếp tục mua ròng mạnh nhất mã PVS, đạt 10,5 tỷ đồng. Tiếp sau đó, SHB được mua ròng hơn 3,8 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, không có cổ phiếu nào sàn này bị khối ngoại bán ròng trên 1 tỷ đồng. Dẫn đầu danh sách này là PLC với chỉ 347,8 triệu đồng.
Đánh giá tổng quan các ngành
• Các mã ngân hàng tiếp tục tăng, với MBB là mã duy nhất tăng, trong khi đó BID, VPB và STB giảm.
• Các mã tài chính phi ngân hàng tăng bất ngờ, với BVH tăng, HCM và VCI cũng tăng trong khi đó PVI và SSI giảm. VND đóng cửa tại tham chiếu
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ cũng giảm dẫn đầu là MWG và PNJ. SAB tăng nhẹ, trong khi đó MSN và KDF giảm.
• Cổ phiếu ngành hàng công nghệ tăng với FPT tăng tốt trong khi đó YEG đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành sản xuất không nằm ngoài xu hướng giảm hôm nay, với DQC; SKT; TCM và những mã giảm khác với số lượng gấp 5 lần các mã tăng như EVE và AAA.
• Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với PVD và PVS tăng mạnh bù đắp cho sự suy yếu của GAS, PXS và PLX.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng đồng loạt giảm dẫn đầu là VHM; NLG và DXG, ngoại trừ VRE, VIC và KDB. CII đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với 3 cổ phiếu giảm, 3 cổ phiếu tăng trong khi 3 cổ phiếu đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm ngoại trừ TRA đóng cửa tại tham chiếu thì đồng loạt giảm.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic cũng giảm, dẫn đầu là VNS, PPC và HVN. GMD là mã duy nhất tăng trong khi NT2 và VJC đóng cửa tại tham chiếu.
Nhận định thị trường ngày 30/10 – Phiên xanh đầu tiên trong chuỗi ngày giảm
Chúng tôi đánh giá áp lực bán ra đã yếu đi hẳn ở vùng hiện tại và yếu tố chính ở hiện tại là lượng tiền sẵn sàng mua ở hiện tại như thế nào?. Với 1) Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đã dần ổn định như lợi suất trái phiếu giảm về sát mức 3% và triển vọng đàm phán Mỹ – Trung cuối tháng 11; 2) Mặt bằng định giá về mức thấp với PE hiện tại 15.2x theo KQKD quý 2 và còn thấp hơn nữa theo KQKD quý 3 trong khi triển vọng các nhóm ngành chính vẫn tiếp tục duy trì triển vọng tăng trưởng trong quý 4; 3) Dòng tiền trên thị trường chứng khoán và các khu vực tài chính có khả năng cải thiện sau một tuần bơm ròng mạnh của NHNN qua OMO. Chúng tôi duy trì quan điểm cho rằng thị trường có thể đạt cân bằng trong vùng hiện tại và sẽ vận động tích cực hơn trong tuần này.
Khuyến nghị: Dừng bán và thăm dò sự hồi phục của thị trường. Giữ danh mục linh hoạt với tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp. Chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn của thị trường thế giới để có động thái cơ cấu phù hợp.