Chỉ số thị trường dễ dàng vượt qua mốc tâm lý 900 điểm với các mã cổ phiếu Bluechips. Đóng góp chính là sự bứt phá mạnh mẽ của bộ đôi VIC, VRE.
HOSE: VN-Index tăng 12,86 điểm (+1,44%), lên 903,55 điểm với 143 mã tăng và 129 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt phiên hôm nay đạt 175,97 triệu cổ phiếu, giá trị 5.664,81 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,7% về khối lượng, nhưng tăng nhẹ 5,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 30,96 triệu cổ phiếu, giá trị 1.954,62 tỷ đồng, tăng 51,6% về khối lượng và hơn 70% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận hôm nay cũng đến chủ yếu từ giao dịch 6,4 triệu cổ phiếu VNM ở mức sàn 170.400 đồng, giá trị 1.090,56 tỷ đồng. Tiếp đến là 5 triệu cổ phiếu VIC được sang tay ở mức giá 70.000 đồng, giá trị 350 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 22,22 triệu cổ phiếu, giá trị 1.693,7 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,52% về lượng và 21,77% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 17/11. Trái lại, khối này bán ra 22,72 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giá trị 1.740,15 tỷ đồng, giảm 19,26% về lượng và 7,44% về giá trị so với phiên trước.
Qua đó, khối ngoại đã bán ròng 498.170 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 46,45 tỷ đồng, giảm mạnh 92,29% về lượng và 79,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 57,3 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, VNM tăng 3.800 đồng (2,1%) lên 187.000 đồng và là một trong những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới thị trường chung.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên còn có VNG (43,96 tỷ đồng), CII (24,55 tỷ đồng), SSI (16,96 tỷ đồng), VCB (16,19 tỷ đồng) và các cổ phiếu này đều tăng điểm trong phiên hôm nay.
Ở chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với 52,34 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là HBC (46,38 tỷ đồng), BMP (24,94 tỷ đồng), VIC (22,32 tỷ đồng), NVL (16,05 tỷ đồng). Trong đó, VIC cùng với BMP là 2 cổ phiếu giao dịch tích cực nhất với mức tăng lần lượt 6,9% và 6,3%.
HNX: HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,18%), xuống 108,11 điểm với 39,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, giá trị 563,2 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 30,5% về khối lượng và giảm 22,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Trong khi top 10 mã vốn hóa lớn nhất HOSE nâng đỡ VN-Index, thì top 10 mã vốn hóa lớn nhất HNX lại là tác nhân khiến HNX-Index giảm điểm.
Cụ thể, trong nhóm này, có 5 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 3 mã tăng. Trong đó, cả 3 mã có vốn hóa lớn nhất sàn đều giảm là ACB giảm 0,91%, xuống 32.800 đồng, VCS giảm 1,19%, xuống 223.300 đồng và VCG giảm 0,79%, xuống 25.000 đồng. Các mã tăng chỉ có VGC tăng 1,3%, lên 23.300 đồng, PVS tăng 3,01%, lên 17.100 đồng và DL1 tăng 2,43%, lên 38.000 đồng.
Khối ngoại mua vào 800.285 cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 15,98 tỷ đồng, tăng mạnh 132,91% về lượng và 95,83% về giá trị so với phiên trước. Trong khi đó, khối này bán ra 1,14 triệu cổ phiếu, giá trị 21,23 tỷ đồng, tăng gần 61% về lượng và 93,35% về giá trị so với phiên trước.
Qua đó, khối này đã bán ròng 336.804 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 5,25 tỷ đồng, giảm 7,14% về lượng nhưng tăng 86,17% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
VGC là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 2,28 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, VGC tăng nhẹ 200 đồng (0,9%) lên 23.200 đồng.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX còn có VCG (1,22 tỷ đồng), IDV (1,02 tỷ đồng), NTP (0,84 tỷ đồng), SPI (0,71 tỷ đồng).
Phía bán ròng, PVS đứng đầu danh sách với 7,08 tỷ đồng. Dù vậy, PVS vẫn có phiên giao dịch khá tích cực và tăng 500 đồng (3%) lên 17.100 đồng.
Các cổ phiếu khác trong top bán ròng của khối ngoại còn có DHT (1,22 tỷ đồng), INN (1,2 tỷ đồng), SIC (0,83 tỷ đồng), DBC (0,73 tỷ đồng).
Đánh giá tổng quan các ngành:
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều với VCB và CTG tăng trong khi ACB và BID giảm.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng và đóng cửa tại tham chiếu, ngoại trừ BVH giảm.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ nhìn chung tăng, ngoại trừ MCH, KDC và QNS giảm.
- Cổ phiếu dầu khí đều tăng với PVS và PLX tăng mạnh nhất.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với BMP và AAA tăng trong khi HPG và HSG giảm.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với KDH và CII tăng trong khi HBC và KBC giảm. VIC và VRC tăng trần hôm nay.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với DPM và VHC tăng trong khi HAG và HNG giảm.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm cũng biến động trái chiều với DHG và IMP tăng trong khi DMC và TRA đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với NCT và ACV tăng trong khi VNS và NT2 giảm.
Nhận định thị trường chứng khoán 21/11/2017
VN-Index tăng điểm mạnh trong phiên đầu tuần để chính thức vượt mốc tâm lý quan trọng 900 điểm. Tuy nhiên mức tăng trong phiên mạnh với gần 13 điểm (+1,4%), nhưng dòng tiền lại không thực sự có thể hiện tích cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là việc thanh khoản sụt giảm với chỉ 3.710 tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE và độ rộng thị trường cũng không thực sự tốt khi chỉ quanh quẩn ở mức trung tính với việc nhiều mã đã tăng trong tuần trước bị chốt lời khá. Việc hai sàn kết phiên trái chiều và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng cho thấy rủi ro có vẻ đang tăng dần lên theo đà tăng của thị trường và rung lắc có thể xuất hiện trong phiên tới.
VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến vùng kháng cự mạnh trong khoảng 910 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số tại 870 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn cần tiếp tục quan sát diễn biến thị trường tại các vùng kháng cự để có quyết định hợp lý, hạn chế mua đuổi đối với các cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có thể tận dụng những phiên giảm điểm để tích lũy thêm những cổ phiếu có triển vọng tích cực.
Danh mục đầu tư ngày 20/11/2017