Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục rực lửa, giá dầu nối tiếp đà giảm trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn còn lo lắng tình trạng Mỹ tăng sản lượng khai thác thì sự tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới trong thời gian qua tiếp tục được duy trì. Thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, khác với 2 phiên giao dịch đầu tuần, số mã vốn hóa lớn giảm sàn không quá nhiều. Hiện giờ, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chịu áp lực mạnh nhất.
Về cuối phiên có sự hồi phục khá mạnh, đà giảm của VN-Index cũng được thu hẹp lại đáng kể, trong khi HNX-Index đảo chiều tăng trở lại. Thanh khoản thị trường chỉ ở mức trung bình mặc dù hôm nay là phiên hơn 400 triệu cổ phiếu giá rẻ về tài khoản nhà đầu tư. Tổng khối lượng giao dịch đạt 310 triệu cổ phiếu, trị giá gần 7.400 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.500 tỷ đồng.
HOSE: VN-Index giảm 19,31 điểm (-1,89%) xuống 1.003,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 243,23 triệu đơn vị, giá trị 6.434,14 tỷ đồng, tăng 34% về lượng và 33,8% về giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 43,72 triệu đơn vị, giá trị 1.473,68 tỷ đồng, trong đó đáng kể có VRE thỏa thuận 10,76 triệu đơn vị, giá trị 513,79 tỷ đồng; VPB thỏa thuận hơn 4,1 triệu đơn vị, giá trị gần 200 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,37 triệu đơn vị, giá trị 109,83 tỷ đồng và EIB thỏa thuận 200 tỷ đồng từ phiên sáng.
Khối ngoại mua vào 26,47 triệu đơn vị, giá trị 1.203,59 tỷ đồng, tăng 21,93% về lượng nhưng giảm 11,77% về giá trị so với phiên giao dịch 8/2. Trái lại, khối này bán ra 32,92 triệu đơn vị, với tổng giá trị giá trị 1.493,94 tỷ đồng, tăng mạnh 162,59% về lượng và tăng 62,92% về giá trị so với phiên giao dịch trước.
Như vậy, khối ngoại bán ròng 6,46 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 290,35 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 9,17 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 447,09 tỷ đồng.
Khối ngoại trên HOSE mua ròng mạnh nhất mã VIC, đạt hơn 34 tỷ đồng. Đáng chú ý, CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được mua ròng hơn 23 tỷ đồng.
Trong khi đó, HPG bất ngờ bị khối ngoại bán ròng lên đến 186,5 tỷ đồng. VNM cũng bị bán ròng mạnh với giá trị gần 69 tỷ đồng.
HNX: HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,48%) lên mức 117,5 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 62,96 triệu đơn vị, giá trị 891,11 tỷ đồng, tăng 35,49% về lượng và 42,13% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,54 triệu đơn vị, giá trị hơn 59 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 1,97 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào 34,48 tỷ đồng, tăng 62,54% về lượng và 90,29% về giá trị so với phiên trước 8/2. Trong khi đó, khối này bán ra 2,25 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 57,1 tỷ đồng, tăng mạnh 252,65% về lượng và 383% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.
Qua đó, khối này bán ròng 272.600 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 22,62 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 577.249 đơn vị, tổng giá trị bán ròng 6,3 tỷ đồng.
Dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trên HNX là PVS với 6,3 tỷ đồng, đây là một động lực khá tốt góp phần giúp cổ phiếu này đảo chiều tăng trở lại vào cuối phiên. Tiếp sau đó, SHS và SHB được mua ròng lần lượt 5,4 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, PGS dẫn đầu danh sách bán ròng với hơn 38,2 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VGC với chỉ hơn 3 tỷ đồng.
Đánh giá tổng quan các ngành
- Các mã ngân hàng tăng mạnh hôm nay, với MBB và EIB tăng mạnh. Tuy nhiên, VCB giảm mạnh và HDB cũng giảm. CTG đóng cửa tại tham chiếu.
- Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều hôm nay với BVH (mã chiếm tỷ trọng thị trường lớn) giảm mạnh, trong khi đó HCM tăng hơn 5%. PVI; SSI và VCI đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ, ngoại trừ PNJ và BHN tăng; KDF và SAB đóng cửa tại tham chiếu, tiếp tục giảm. MWG; MSN và VNM giảm mạnh nhất.
- Cổ phiếu dầu khí tiếp tục một ngày giao dịch kém khả quan, với PVS là mã duy nhất tăng. GAS tiếp tục giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất giảm hôm nay do số lượng các mã giảm, dẫn đầu là HHS; HPG và EVE gấp 3 lần số lượng các mã tăng gồm TMT; TCM và STK. NKG đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng tiếp tục giảm, dẫn đầu là CTI; HBC và DIG. CTD tăng mạnh, TDH; NLG và SJS tăng nhẹ hơn. Tuy nhiên, số lượng các mã tăng không đáng kể, trong khi đó BCI và NVL đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản giảm đồng loạt giảm, ngoại trừ VHC tăng gần 4% và BFC đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG và DMC tăng trong khi IMP và TRA giảm.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic, cũng như nhiều ngành khác, giảm hôm nay với VSC; NT2 và một số mã giảm nữa với số lượng gấp ba lần các mã tăng gồm GMD và VJC. VNS và ACV đóng cửa tại tham chiếu.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 12/02/2018
Nhìn chung thị trường đã đứng khá vững trước áp lực chốt lời ngắn hạn của lượng lớn hàng giá rẻ về tài khoản. Các chỉ số có thể sớm lấy lại cân bằng. Trong hai phiên giao dịch tới, VN-Index có thể sẽ hồi phục để lấp khoảng gap tại 1.004-1.023. Đặc biệt phiên giao dịch ngày thứ 3 nhiều khả năng sẽ phục hồi mạnh.
Nhà đầu tư ngắn hạn duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong giai đoạn này và nên tích cực quan sát thị trường để có quyết định hợp lý.
Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.