Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần
Các thông tin chính trong tuần này bao gồm: tại Trung Quốc: lãi suất chính sách (được công bố vào thứ hai); tại Eurozone: chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ (được công bố vào thứ hai) và chỉ số PMI sơ bộ (được công bố vào thứ ba) tháng 11/2021, tại Mỹ: chỉ số PMI sơ bộ tháng 11/2021 (được công bố vào thứ ba) và ước tính GDP Q3/2021 (được công bố vào thứ tư) và biên bàn cuộc họp FOMC tháng 11/2021 (được công bố vào thứ năm).
Thị trường dự báo hoạt động kinh tế tại khu vực Eurozone sẽ tăng chậm lại do tình hình dịch COVID-19 căng thẳng trở lại; một vài quốc gia bao gồm Hà Lan, Đức và Áo đã tái áp đặt một số biện pháp hạn chế di chuyển.
Tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ sơ bộ tháng 11/2021 được dự báo sẽ tăng lên lần lượt 59,0 (từ 58,4) và 59,1 (từ 58,7). Về mặt chính sách, NĐT sẽ quan tâm tới biên bản cuộc họp FOMC được kỳ vọng sẽ hé lộ thêm những điều kiện nào của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định thay đổi lộ trình cắt giảm chương trình mua sắm khẩn cấp cho đại dịch.
Tính đến ngày 20/11/2021, Việt Nam đã ghi nhận 1.083.658 triệu ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ ngày 27/4/2021 tại tất cả 63 tỉnh thành.
Tỷ lệ tiêm vắc xin một liều và đầy đủ lần lượt là 27,4% và 41,5% dân số (Bảng 4).

Thế giới
Chỉ số PMI sơ bộ tháng 11/2021 tại Mỹ và khu vực Eurozone sẽ được quan tâm và được công bố trước Lễ Tạ ơn. Thị trường dự báo tốc tăng trưởng của cả hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, hoạt động kinh tế tại khu vực Eurozone được dự báo sẽ tăng chậm lại trong tháng 11/2021 do số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại và một số quốc gia, bao gồm Hà Lan, CH Séc, Đức và Áo đang áp đặt lại một số biện pháp giãn cách xã hội. Về mặt chính sách, NĐT sẽ quan tâm tới biên bản cuộc họp FOMC được kỳ vọng sẽ sẽ hé lộ thêm những điều kiện nào của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định thay đổi lộ trình cắt giảm chương trình mua sắm khẩn cấp cho đại dịch.
Mỹ
Thị trường lao động
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm nhẹ xuống 268.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 13/11/2021, thấp hơn một chút so với dự báo của thị trường là 260.000 đơn và là số đơn thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ vào tháng 3/2020. Điều này là nhờ thị trường việc làm tại Mỹ tiếp tục hồi phục trong bối cách nhu cầu lao động tăng mạnh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động vẫn là thách thức sẽ gây áp lực lên số lượng việc làm mới.
Trong tháng 10/2021, nền kinh tế Mỹ đã có thêm 531.000 việc làm phi nông nghiệp, mức cao nhất trong 3 tháng và vượt dự báo của thị trường là 450.000 đơn nhờ số ca nhiễm COVID-19 giảm và các nhà tuyển dụng đưa ra mức thu nhập hấp dẫn hơn và thời gian làm việc linh hoạt hơn. Số lượng việc làm phi nông nghiệp đã tăng 18,2 triệu việc làm kể từ mức đáy vào tháng 4/2020 nhưng vẫn giảm 4,2 triệu việc làm so với mức trước đại dịch.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,6% từ 4,8% trong tháng 9/2021, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và thấp hơn một chút so với dự báo của thị trường là 4,7%.
Chỉ số PMI sơ bộ tháng 11/2021
Chỉ số PMI sản xuất được điều chỉnh giảm xuống 58,4 trong tháng 10/2021 so với số liệu sơ bộ là 59,2 và giảm so với tháng 9/2021 là 60,7, và là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 10 tháng qua trong bố cảnh năng lực sản xuất đang bị hạn chế một phần do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.
Về mặt chi phí, lạm phát chi phí đầu vào vẫn ở mức cao kỷ lục, và lạm phát giá thành phẩm cũng đạt mức đỉnh mới khi cách doanh nghiệp tiếp tục chuyển một phần chi phí gia tăng sang cho khách hàng. Dự báo sản lượng tương lai giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng trong tháng 10/2021 trong bối cảnh lo ngại về tình hình lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Chí số PMI dịch vụ sơ bộ tháng 10/2021 được điều chỉnh tăng lên 58,7 so với số liệu sơ bộ là 58,2, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2021 trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng cải thiện và số lượng doanh nghiệp mới tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, tình hình thiếu hụt lao động và bất ổn chuỗi cung ứng đã làm suy yếu niềm tin kinh doanh xuống mức thấp nhất trong 8 tháng. Trong khi đó, doanh nghiệp đã tăng giá bán nhanh nhất trong lịch sử để đối phó với tình hình giá đầu vào tăng.
Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất sơ bộ tháng 11/2021 sẽ được công bố trong tuần này với dự báo của thị trường sẽ lần lượt tăng lên 59,1 (Từ 58,7) và 59,0 (từ 58,4).
Biên bản cuộc họp FOMC
Fed ra quyết định vào ngày 3/11/2021 sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua sắm khẩn cấp cho đại dịch là 10 tỷ USD trái phiếu và 5 tỷ USD chứng khoán thế chấp vào đầu tháng 12/2021. Các nhà hoạch định chính sách cho biết thêm, tốc độ cắt giảm chương trình mua sắm tài sản sẽ phụ thuộc vào triển vọng của nền kinh tế.
Về mặt chi phí, Fed lưu ý về mức lạm phát tăng nhanh, và tình hình cung cầu mất cân bằng do ảnh hưởng của đại dịch và việc tái mở cửa nền kinh tế đã góp phần khiến giá bán tại một số ngành tăng mạnh, nhưng những áp lực này được dự báo sẽ chỉ là tạm thời. Chủ tịch Fed, ông Powell, nói thêm rằng Fed có thể kiên nhẫn với việc tăng lãi suất nhưng sẽ không ngần ngại hành động nếu lạm phát tiếp tục tăng cao.
NĐT sẽ quan tâm tới biên bản cuộc họp FOMC với những thông tin về tình hình kinh tế làm tiền đề cho việc cắt giảm chương trình mua sắm tài sản.
GDP Q3/2021
Nền kinh tế Mỹ tăng 2% trong Q3/2021, thấp hơn đáng kể so với dự báo của thị trường là 2,7% và giảm mạnh so với mức tăng 6,7% trong Q2/2021. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ Q3/2020 do tác động từ các gói hỗ trợ của Chính phủ bắt đầu suy yếu, số ca nhiễm CVOVID-19 tăng cao đang tác động tới nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ và năng lực sản xuất. Giá trị xuất siêu của Mỹ giảm 1,14 điểm phần trăm với kim ngạch xuất khẩu giảm 2,5% và kim ngạch nhập khẩu tăng 6,1%.
Ước tính GDP Q3/2021 lần 2, sẽ được công bố vào thứ tư tuần này, được dự báo sẽ tăng lên 2,1% so với số liệu ước tính lần đầu là tăng 2,0%.
Khu vực Eurozone
Chỉ số PMI sơ bộ tháng 11/2021
Chỉ số PMI sản xuất được điều chỉnh giảm xuống 58,3 trong tháng 10/2021, so với ước tính sơ bộ là 58,5 và so với tháng 9/2021 là 58,6, và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 do các vấn đề nguồn cung gây gián đoạn sản xuất.
Các công ty đã phải vật lộn để có được đầu vào sản xuất, với thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài nhất trong lịch sử. Sau đó, tỷ lệ lạm phát chi phí đầu vào và giá đầu ra đã tăng lên mức đỉnh theo khảo sát mới. Ngoài ra, chỉ số tâm lý đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm.
Chỉ số PMI dịch vụ đã được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 54,6 trong tháng 10/2021, so với ước tính sơ bộ là 54,7 và thấp hơn mức 56,4 trong tháng 9/2021, đây là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 4/2021. Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp mới tăng tốt nhờ nhu cầu ở nước ngoài tăng nhờ du lịch gia tăng và hoạt động du lịch quốc tế linh hoạt hơn.
Đà tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ cũng tiếp tục kéo dài sang tháng 10/2021, với lực lượng lao động tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2007. Áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng khi cả chi phí và giá bán của các nhà cung cấp dịch vụ tăng mạnh nhất trong hơn 21 năm.
Trong tháng 11/2021, chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ sơ bộ được dự báo sẽ lần lượt là 57,2 (giảm từ 58,3) và 53,6 (giảm từ 54,6).
Niềm tin tiêu dùng tháng 11/2021
Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong khu vực Eurozone được xác nhận ở mức -4,8 trong tháng 10/2021, giảm so với -4,0 trong tháng 9/2021, phản ánh quan điểm tiêu cực hơn của các hộ gia đình về tình hình tài chính trong quá khứ và tương lai, và triển vọng kinh tế chung. Chỉ số lạm phát kỳ vọng của người tiêu dùng đã tăng lên 40,0 trong tháng 10/2021, mức cao nhất kể từ năm 1993.
Chỉ số sơ bộ sẽ được công bố vào thứ năm tuần này và được dự báo sẽ ở mức -5,5.
Trung Quốc
Lãi suất cho vay cơ bản tháng 11/2021
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản đối với tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình trong đợt điều chỉnh tháng 10/2021, đúng như thị trường kỳ vọng.
Trong tháng 11/2021, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 3,85%, trong khi lãi suất 5 năm sẽ giữ nguyên ở mức 4,65%. Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản được giữ nguyên trong 19 tháng liên tiếp.
Việt Nam
Chỉ số VNIndex giảm 1,4% trong tuần kết thúc ngày 19/11/2021 (so với tăng 1,2% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.452,35 điểm. Tính đến ngày 19/11/2021, tỷ lệ tiêm vắc xin một liều và đầy đủ lần lượt là 27,4% và 41,5% dân số (Bảng 4).
Cập nhật xu hướng lãi suất và thị trường chứng khoán
HSC cập nhật xu hướng lãi suất và thị trường chứng khoán trong Bảng 2 và biến động tỷ giá trong Bảng 3.


Cập nhật tình hình tiêm chủng tại Việt Nam
Tính đến ngày 20/11/2021, Việt Nam đã ghi nhận 1.083.658 triệu ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ ngày 27/4/2021 tại tất cả 63 tỉnh thành.
Tỷ lệ tiêm vắc xin một liều và đầy đủ lần lượt là 27,4% và 41,5% dân số (Bảng 4).

Dự báo kinh tế vĩ mô của HSC

Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/