Phiên giao dịch ngày hôm nay tiếp nhận nguồn tin từ Ủy ban chứng khoán về việc cho vay margin nên đã có sự rung lắc nhất định. Thị trường chứng kiến sắc đỏ ở cả 3 sàn. Độ rộng thị trường nghiêng về ohias các mã giảm điểm với 165 mã giảm và 116 mã tăng. Thị trường về cuối phiên có sự hồi phục nhẹ song không có sự lan tỏa như những phiên trước đó. Thanh khoản thị trường vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, tổng khối lượng giao dịch đạt 245 triệu cổ phiếu, trị giá 5.500 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm gần 600 tỷ đồng.
HOSE: VN-Index giảm 0,51 điểm (-0,05%) về 1.062,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 340,18 triệu cổ phiếu, giá trị 8.279,39 tỷ đồng, tăng 15,52% về lượng và 10,82% về giá trị so với phiên 15/1.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 45,48 triệu cổ phiếu, giá trị 1.207 tỷ đồng. Đáng chú ý là thỏa thuận của 2,457 triệu cổ phiếu HDB ở mức giá trần, giá trị gần 118 tỷ đồng; 3 triệu cổ phiếu VPB, giá trị 144 tỷ đồng và 1,767 triệu cổ phiếu NVL, giá trị gần 137 tỷ đồng…
Khối ngoại mua vào 20,25 triệu cổ phiếu, giá trị 1.118,29 tỷ đồng, giảm 11% về lượng và 6,58% về giá trị so với phiên 15/1. Trái lại, khối này bán ra 15,5 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giá trị 792,13 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,36% về lượng và 5,87% về giá trị so với phiên giao dịch trước.
Như vậy, khối ngoại mua ròng 4,74 triệu cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 326,16 tỷ đồng, giảm 37,69 về lượng và giảm 27,33% về giá trị so với phiên trước.
Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 tiếp tục đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 220,61 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VIC (113,51 tỷ đồng), HDB (57,83 tỷ đồng), VJC (57,45 tỷ đồng), GAS (34,53 tỷ đồng). Trong đó, GAS là cổ phiếu giao dịch tích cực nhất khi tăng 1.300 đồng (1,3%) lên 103.500 đồng.
Phía bán ròng, GMD đứng đầu danh sách với 29,23 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lươtj là CTD (25,03 tỷ đồng), HAG (17,62 tỷ đồng), HPG (16,82 tỷ đồng), BMP (16,01 tỷ đồng). Trong đó, HAG là cái tên đáng chú ý nhất khi bất ngờ ngược dòng thị trường tăng trần lên 8.160 đồng.
HNX: HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,36%) về 121,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 64,42 triệu cổ phiếu, giá trị 829,12 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% về lượng và 11,5% về giá trị so với phiên 15/1. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn chỉ 1,9 triệu cổ phiếu, giá trị 15,56 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 862.620 cổ phiếu, giảm 19,44% so với phiên trước, với tổng giá trị mua vào tương ứng phiên trước đạt 13,74 tỷ đồng. Trong khi đó, khối này bán ra 1,27 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 24,16 tỷ đồng, tăng mạnh 150,29% về lượng và 229,16% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.
Qua đó, khối này bán ròng 410.018 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 10,42 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 562.367 cổ phiếu, tổng giá trị mua ròng 6,46 tỷ đồng.
SHB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 1,66 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, SHB giảm nhẹ 200 đồng (1,9%) xuống 10.600 đồng. Ngoài SHB, khối ngoại không mua ròng cổ phiếu nào quá 1 tỷ đồng trên HNX.
Ở chiều ngược lại, VGC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 5,05 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là PVS (2,74 tỷ đồng), HUT (1,17 tỷ đồng), NVB (0,84 tỷ đồng), DBC (0,51 tỷ đồng).
Đánh giá tổng quan các ngành
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều với CTG và BID tăng dù STB và VPB giảm.
- Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung giảm với BVH và HCM giảm dù PVI tăng mạnh.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với mức độ nhỏ.
- Cổ phiếu dầu khí cũng biến động trái chiều với GAS và PVD tăng trong khi đó PVS và PXS đều giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG; DRC và BMP tăng dù AAA; DQC; EVE; HSG và TCM đều giảm.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung giảm với KBC; KDH; CTD; VIC và VRE đều giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung tăng với HAG và HNG tăng mạnh và DPM cũng tăng. Trong khi đó BFC giảm.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm dẫn đầu là DMC và DHG.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với VNS; ACV và VSC giảm dù VSH và HVN tăng.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/01/2018
Trước động thái vừa rồi của UBCK là lời cảnh báo sớm rằng thị trường có thể sẽ “quá nóng” trong tương lai. Nếu nhìn vào chỉ báo RSI hay các chỉ báo khác thì có thể thấy giá nhiều cổ phiếu đã bước vào vùng mua quá mức. Tuy nhiên hiện chắc chắn thị trường vẫn chưa “quá nóng” nếu dựa trên hầu hết các chỉ báo phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên xác suất điều chỉnh của thị trường vẫn còn rất cao khi đà tăng của các chỉ số vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Largecaps và các chỉ số chính vẫn chưa thoát khỏi hoàn các mức kháng cự ngắn hạn 1050 điểm của chỉ số VN-Index và 1.060 điểm của chỉ số VN30. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn đang có chiều hướng tăng nhẹ và áp lực cung lớn vẫn còn hiện hữu.
Khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại và hạn chế mua mới. Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể quan sát diễn biến của thị trường trong phiên tới để đưa ra chiến lược rõ ràng hơn. Tiếp tục nắm giữ đối với những cổ phiếu có triển vọng về KQKD quý IV và cả năm 2017 tích cực.