Những phút đầu tiên của phiên giao dịch cuối tuần sắc đỏ tiếp tục bao trùm. Tuy nhiên về cuối phiên lực cầu bất ngờ lại dâng cao đã giúp đẩy một số cố phiếu vốn hóa lớn tăng điểm mạnh. Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, kéo 2 nhóm cổ phiếu này tăng vọt, giúp lan rộng sắc xanh, kéo thị trường cân bằng trở lại. Thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã sụt giảm đáng kể so với các phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 255 triệu cổ phiếu, trị giá trên 6.800 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 900 tỷ đồng.
HOSE: VN-Index tăng 5,37 điểm (+0,49%), lên 1.105,04 điểm với 145 mã tăng, nhiều hơn so với 134 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 200,3 triệu cổ phiếu, giá trị 5.994,66 tỷ đồng, giảm 25,58% về khối lượng và giảm 15,9% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,71 triệu cổ phiếu, giá trị 928,84 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 28,08 triệu cổ phiếu, tương đương với phiên hôm qua; giá trị 1.185,92 tỷ đồng, giảm 14,3% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, khối này bán ra 17,07 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giá trị 904,09 tỷ đồng, giảm 27,18% về lượng và 24,5% về giá trị so với phiên giao dịch trước.
Như vậy, khối ngoại mua ròng 11,02 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị tương ứng 281,83 tỷ đồng, tăng mạnh 138% về lượng và 51,38% về giá trị so với phiên trước đó.
MWG là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 146,09 tỷ đồng. Tiếp sau còn có PVD (38,61 tỷ đồng), PLX (30,8 tỷ đồng), SSI (16,65 tỷ đồng), KDC (12,11 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, VJC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 105,74 tỷ đồng. Top 5 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất còn có CII (17,84 tỷ đồng), MSN (16,12 tỷ đồng), CTD (12,76 tỷ đồng), DHG (10,91 tỷ đồng).
HNX: HNX-Index tăng 0,82 điểm (+0,67%), lên 123,97 điểm với 73 mã tăng và 72 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 54,13 triệu cổ phiếu, giá trị 828,8 tỷ đồng, giảm 51,8% về lượng và giảm 52,27% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1 triệu cổ phiếu, giá trị 12,4 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào với khối lượng 1,47 triệu cổ phiếu, tổng giá trị mua vào 33,19 tỷ đồng, giảm 21,81% về lượng, nhưng tăng 11,82% về giá trị so với phiên hôm qua. Ngược lại, khối này bán ra 1,22 triệu cổ phiếu, tổng giá trị tương ứng 25,44 tỷ đồng, giảm tới 69,26% về lượng và tăng 67,29% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.
Qua đó, khối này trở lại mua ròng 0,25 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng 7,74 tỷ đồng, trong khi phiên hôm qua bán ròng 2,09 triệu cổ phiếu, tổng giá trị bán ròng tương ứng 48,11 tỷ đồng.
VCG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 10,72 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là SHS (3,4 tỷ đồng), VPI (2,25 tỷ đồng), SHB (1,48 tỷ đồng), MAS (0,17 tỷ đồng).
Phía bán ròng, PVS đứng đầu danh sách với 3,72 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, PVS đã hồi phục khá tốt và tăng 1.500 đồng (5,9%) lên 26.800 đồng.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất còn có VGC (2,32 tỷ đồng), BVS (1,14 tỷ đồng), PHP (1,06 tỷ đồng), VCC (0,5 tỷ đồng).
Đánh giá tổng quan các ngành
- Các mã ngân hàng tăng hôm nay, chỉ BID và HDB đóng cửa tại tham chiếu.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng với BVH; SSI và VND tăng. PVI giảm nhẹ.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với VNM và QNS tăng trong khi MWG và MSN giảm.
- Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với PVD và PVS tăng trong khi GAS và PLX giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất tăng nhẹ và đóng phiên tại tham chiếu. PAC; STK và EVE giảm.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với NVL; CII và DXG tăng trong khi CTD và HBC giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với DPM và SBT tăng dù HNG và VFG giảm.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với TRA tăng trong khi DHG và IMP giảm. DMC đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic nhìn chung tăng, ngoại trừ GMD; VSH và VSC giảm.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 05/02/2018
Thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục, nhưng áp lực điều chỉnh vẫn còn rất lớn. Đồng thời, mức độ rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng và khiến mức độ phân hóa không còn quá lớn cho thấy đà giảm cũng có khả năng sẽ diễn ra cục bộ ở hầu hết các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là rất khó khăn và các nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên chiến lược đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp, đặc biệt là các cổ phiếu Largecaps đã xác nhận xu hướng giảm ngắn hạn.
Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới trong giai đoạn này và có thể tận dụng những nhịp tăng điểm của thị trường nhằm đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng.
Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.