Dù có chút giằng co do áp lực bán gia tăng nhưng dòng tiền chảy mạnh với sự hồi phục khá tích cực của nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, bất động sản, đã tiếp sức giúp VN-Index chốt phiên sáng đầu tuần ngày 1/10 trên ngưỡng kháng cự 1.000 điểm.
Đà tăng vẫn duy trì khá ổn định khi bước sang giao dịch chiều. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 giờ giao dịch cầm chừng, áp lực chốt lời bất ngờ tăng mạnh đẩy thị trường lùi về dưới mốc tham chiếu. Dù sau đó thị trường được cứu vớt bởi lực cầu hấp thụ mạnh nhưng lực cung giá thấp tăng mạnh trong đợt khớp ATC đã nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay khá cao, tăng nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 304,3 triệu cổ phiếu, trị giá 6679,46 tỷ đồng trên cả 2 sàn
Đồ thị kỹ thuật VN-Index ngày 01/10/2018. Nguồn Amibroker
HOSE: Đóng cửa, sàn HOSE có 178 mã giảm và 122 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 4,25 điểm (-0,42%) xuống 1.012,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 247,86 triệu đơn vị, giá trị 5.919,66 tỷ đồng, giảm 3,58% so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,82 triệu đơn vị, giá trị 958,15 tỷ đồng. Trong đó, riêng CMG thỏa thuận 4,75 triệu đơn vị, giá trị 106,19 tỷ đồng; PAN thỏa thuận 2,68 triệu đơn vị, giá trị 147,39 tỷ đồng; ROS thỏa thuận 6,68 triệu đơn vị, giá trị 273,88 tỷ đồng; VNM thỏa thuận 1,22 triệu đơn vị, giá trị gần 166 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 21,11 triệu đơn vị, giá trị 791,41 tỷ đồng, giảm hơn 33% về khối lượng và 43% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 14,73 triệu đơn vị, giá trị 716,52 tỷ đồng, giảm 22,4% về khối lượng và 39,14% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 6,39 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 74,89 tỷ đồng, giảm 54,75% về lượng và 64,65% về giá trị so với phiên trước.
Top giao dịch khối ngoại sàn HOSE ngày 01/10/2018
HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 119,49 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng lần lượt là STB (115,39 tỷ đồng), GAS (30,96 tỷ đồng), PLX (18,68 tỷ đồng), HCM (16,14 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, cả 5 cổ phiếu trong top mua ròng đều ngược dòng tăng điểm.
Ở chiều ngược lại, VIC là cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất phiên với 56,24 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là MSN (41,16 tỷ đồng), VJC (35,67 tỷ đồng), VCB (18,82 tỷ đồng), VNM (17,36 tỷ đồng).
HNX: Tương tự, lực bán cũng tăng mạnh sau hơn 1 giờ giao dịch đã khiến sàn HNX quay đầu lao về dưới mốc tham chiếu. Kết phiên, sàn HNX có 83 mã giảm và 54 mã tăng, HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,65%) xuống 115,52 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 56,44 triệu đơn vị, giá trị 759,8 tỷ đồng, tăng 10,75% về lượng và 2,97% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có đóng góp thêm 1,69 triệu đơn vị, giá trị 28,65 tỷ đồng.
Khối ngoại mua vào 566.912 đơn vị, giá trị 7,29 tỷ đồng, giảm 47,17% về khối lượng và 67% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 1,19 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 21,12 tỷ đồng, tăng 40,78% về lượng và 31,84% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng 626.926 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13,83 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 225.121 đơn vị, tổng giá trị mua ròng 6,08 tỷ đồng.
Top giao dịch khối ngoại sàn HNX ngày 01/10/2018
CEO là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 2,22 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là SHB (1,78 tỷ đồng), SHS (1,04 tỷ đồng), ART (0,34 tỷ đồng), TV2 (0,28 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, ngoại trừ TV2 tăng 4.200 đồng (3%) lên 143.700 đồng, các cổ phiếu khác trong top mua ròng của khối ngoại đều giảm điểm.
Phía bán ròng, PVS đứng đầu danh sách với 4,45 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu dầu khí có giao dịch khá tốt khi ngược dòng thị trường tăng điểm và PVS cũng tăng 100 đồng lên 23.300 đồng. Các cổ phiếu khác trong top bán ròng của khối ngoại còn có API (4,4 tỷ đồng), VGC (3,09 tỷ đồng), PVB (2,72 tỷ đồng), TNG (1,56 tỷ đồng).
Đánh giá tổng quan các ngành
· Các mã ngân hàng biến động trái chiều với STB và EIB tăng trong khi CTG và TCB giảm.
· Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung giảm, ngoại trừ HCM tăng nhẹ.
· Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với MSN và BHN tăng trong khi VNM và KDF giảm.
· Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với YEG tăng trong khi FPT giảm nhẹ.
· Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung tăng, dẫn đầu là NKG và TCM tăng. TMT tăng trần hôm nay.
· Cổ phiếu dầu khí nhìn chung tăng, dẫn đầu là GAS và PVD.
· Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là VRE, VHM và DXG.
· Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung giảm, dẫn đầu là GTN và VHC.
· Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là IMP và TRA.
· Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với VNS và VSC tăng trong khi các mã ngành hàng không giảm.
Nhận định thị trường 02/10 – Điều chỉnh tích lũy trong ngắn hạn
Chúng tôi cho rằng áp lực bán mạnh trong phiên hôm nay đến từ hoạt động chốt lời sau hiệu ứng chốt lời NAV cuối quý 3 của các quỹ cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, thông tin về sự giảm sút mạnh của lĩnh vực sản xuất phản ánh thông qua chỉ số PMI cũng khiến tâm lý chốt lời gia tăng khi tháng 9 chỉ đạt 51,5 điểm từ mức 53,7 trong tháng 8 và 54,9 trong tháng 7. Chúng tôi cho rằng diễn biến rung lắc này còn có thể kéo dài thêm một vài phiên nữa và hiện tại vẫn mang tính điều chỉnh tích luỹ trong ngắn hạn.
Khuyến Nghị: Hiện thực hóa dần lợi nhuận và cơ cấu lại danh mục theo hướng linh hoạt nguồn vốn để chờ đợi cơ hội mới. Có thể xem xét chốt lời dần ở những nhóm đã tăng mạnh như dầu khí và giữ sự ưu tiên cho nhóm bất động sản.