Thị trường Chứng khoán ngày càng phát triển và dần trở thành sự cần thiết đối với nền kinh tế hiện nay. Nguồn gốc của chứng khoán là đề tài đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết dưới đây, Chứng Khoán Online sẽ chia sẻ tới bạn chủ đề nguồn gốc của chứng khoán và ngân hàng. Hãy dành ít phút để hiểu hơn về thị trường đầy sôi động với nhiều cơ hội này.
Nguồn gốc của chứng khoán
Lúc mới ra đời, thị trường chứng khoán còn khá nhỏ lẻ với hình thức đơn giản. Khoảng thế kỷ 15, tại những trung tâm buôn bán lớn tại phương Tây, các thương gia hay tụ tập tại các quán cafe để trao đổi hàng hóa vật phẩm. Việc này diễn ra hoàn toàn tự phát và nhỏ lẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, những khu chợ riêng được thành lập giúp việc trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn.
Các giai đoạn hình thành thị trường chứng khoán
Giai đoạn thế kỷ 15
Khoảng cuối thế kỷ 15, với mục đích tạo sự thuận lợi cho công việc làm ăn, các khu chợ này được thống nhất thành “thị trường” với các quy ước chung ra đời. Trải qua năm tháng rèn rũa, những quy tắc này được sửa đổi, hoàn thiện và trở nên có giá trị khi trở thành quy ước chung cho mọi thành viên khi tham gia “thị trường”.
Vào năm 1453, phiên chợ đầu tiên được diễn ra tại lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ. Phiên chợ này có tên tiếng Pháp là “Bourse” với biểu tượng là hình 3 túi da. Hình thức ban đầu của “mậu dịch thị trường” hay còn được gọi là “Sở giao dịch” ra đời.
Năm 1547, eo biển Even bị cát lấp khiến thành phố tại Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh. Mậu dịch thị trường tại đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ. Thị trường mới này phát triển rất nhanh và gây được sự chú ý với nhiều quốc gia lân cận.
Giai đoạn thế kỷ 16
Vào giữa thế kỷ 16, một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến và quan sát thị trường tại Auvers Bỉ. Không lâu sau đó, một mậu dịch thị trường tại London Anh được thành lập. Nơi đây chính là tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán London. Sau mậu dịch thị trường tại London, nhiều mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt ra đời tại các quốc gia Pháp, Đức và Bắc Âu.
Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Phân hóa thị trường là điều tất yếu xảy ra. Thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán,… lần lượt hình thành. Mỗi thị trường lại có những đặc tính riêng tạo sự thuận lợi cho người tham gia giao dịch.
Quá trình hình thành và giao dịch chứng khoán diễn ra một cách tự phát như vậy tại nhiều quốc gia trên thế giới. ĐIển hình có Pháp, Hà Lan, các quốc gia Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu còn khá sơ khai khi không có địa điểm giao dịch cố định. Hiệp ước giao dịch sử dụng ký hiệu bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Mãi đến năm 1921, khu chợ mậu dịch thị trường mới được chuyển vào trong nhà. Sở giao dịch chứng khoán ra đời.
Giai đoạn hiện nay
Ngày nay, đi cùng sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật là sự hoàn thiện của các phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả, chất lượng và đáp ứng yêu cầu về tốc độ và khối lượng giao dịch. Công nghệ máy tính ngày càng phát giúp việc truyền lệnh mua bán nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này đã dần thay thế hoàn toàn việc giao dịch thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán
Chứng khoán là một thị trường sôi động với nhiều thăng trầm qua từng mốc thời gian. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua quá trình phát triển của thị trường này trong quá khứ.
- Những năm 1875 – 1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế lúc bấy giờ.
- Đến ngày 29/10/1929, thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng mất lòng tin. Ngày nay hiện nay vẫn được nhiều người nhắc đến với cái tên “ngày thứ năm đen tối”. Phải đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thị trường chứng khoán mới bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh.
- Lịch sử tiếp diễn khi vào năm 1987, thị trường chứng khoán lại lần nữa rơi vào khủng hoảng khi hệ thống thanh toán kém cỏi không đáp ứng được nhu cầu của giao dịch. Ngày 19/10/1987, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh gây mất lòng tin. Kèm với đó là hiệu ứng dây chuyền với hậu quả nó mang lại còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929.
Như một quy luật tự nhiên thường thấy, sau 2 lần khủng hoảng khiến các nhà đầu tư mất lòng tin, thị trường chứng khoán tiến vào giai đoạn bình ổn cho đến nay. Một điều dễ dàng nhận thấy là, mỗi lần gặp khủng hoảng, giá chứng khoán tại tất cả các thị trường trên thế giới đều sụt giảm kinh khủng. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực và quốc gia khác nhau, mức độ sụt giảm cũng khác nhau. Điểm chung của các thị trường này là đều gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán chung và nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán tại các quốc gia, châu lục.
Kinh nghiệm rút ra được từ lịch sử của thị trường chứng khoán
Thông quan lịch sử và sự phát triển của thị trường chứng khoán chúng ta thấy, thuở ban đầu, thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát với sự tham gia chủ yếu của các nhà đầu cơ. Sau này, khi sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng, thị trường này bắt đầu xuất hiện những bất ổn và trục trặc. Chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý cùng các chế tài bảo vệ quyền lợi của người đầu tư. Hệ thống pháp lý ngày được hoàn thiện hơn.
Theo kinh nghiệm rút ra từ những thị trường mới hình thành sau này cho thấy: thị trường sau khi thiết lập có thể hoạt động hiệu quả, ổn định và nhanh chóng khi có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Từ hàng hóa, pháp luật, con người đến bộ máy quản lý. Đặc biệt là bộ máy quản lý, giám sát nghiêm ngặt của nhà nước.
Ví dụ về thị trường gặp trục trặc ngay từ khi mới thành lập như Thái Lan và Indonesia. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu hàng hóa và không được quan tâm đúng mức. Thị trường chứng khoán Philippine hoạt động kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý của hungary gặp trục trặc trong vận hành bởi sự chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp…
Nguồn gốc của ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức tài chính đóng vai trò kết nối khách hàng có thặng dư vốn và khách hàng thâm hụt vốn. Có thể nói một cách đơn giản thì ngân hàng là tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi này để cung cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán.
Lịch sử ra đời của ngân hàng
- Từ khoảng 3500 năm trước công nguyên, xuất hiện việc ký gửi các vật phẩm cá nhân cho các dòng temple ở Tây Âu được cho là nguồn gốc ra đời của ngân hàng.
- Đến thời kỳ văn minh Hy Lạp ở khoảng những năm đầu thế kỷ VI trước công nguyên, xuất hiện hoạt động gửi, nhận và ký gửi tiền cho vay. Cho thấy hoạt động ngân hàng trở nên rõ nét hơn.
- Năm 1609 tại Hà Lan, ngân hàng Amsterdam thành lập là cột mốc đánh dấu sự khởi điểm cho ngân hàng bước vào kỷ nguyên hiện đại.
Có thể nói, ngân hàng có lịch sử ra đời và phát triển kéo dài qua các thời kỳ từ Cổ Hy Lạp, La Mã, Trung cổ Thiên Chúa giáo đến Cận đại.
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/