Làm thế nào để có thể giao dịch được chứng quyền có đảm bảo? Chi phí giao dịch chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) ra sao và các câu hỏi khác mà Nhà đầu tư (NĐT) đang quan tâm về sản phẩm CW sẽ được Nhật Cường giải thích chi tiết trong bài viết này.
Xem thêm:
- Chứng quyền có đảm bảo là gì? Một số câu hỏi thường gặp
- Ngày thanh toán T+0, T+2, T+3 chứng khoán là gì?
1. Cách để nhà đầu tư mua giao dịch chứng quyền có bảo đảm?
Có hai cách để nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có bảo đảm:
Thứ nhất, nhà đầu tư có thể đăng ký mua CW vào thời điểm tổ chức phát hành chào bán tại thị trường sơ cấp (ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán).
Thứ hai, nhà đầu tư có thể mua CW trên thị trường thứ cấp (sau khi CW được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán).
2. Nhà đầu tư có được bán CW khi không sở hữu?
Giống như giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư không được bán CW khi không sở hữu nó, điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải sở hữu CW (phải mua CW) trước khi bán CW.
3. Những ai không được giao dịch CW?
Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở không được đầu tư, giao dịch CW dựa trên chứng khoán của tổ chức đó.
4. Nhà đầu tư có phải ký quỹ trước khi giao dịch CW?
Nhà đầu tư không phải thực hiện bất kỳ khoản ký quỹ nào trước khi giao dịch CW.
5. Có bất kỳ hạn chế nào về giao dịch và sở hữu CW đối với nhà đầu tư?
CW là một sản phẩm mới, do đó khi giao dịch nhà đầu tư cần lưu ý:
- Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu
- Quỹ đại chúng chỉ được đầu tư vào CW nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi
- Nhà đầu tư không được giao dịch ký quỹ
6. Giao dịch chứng quyền có bảo đảm trên Sở Giao dịch Chứng khoán?
Khi tham gia giao dịch CW niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, nhà đầu tư được dùng chính tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua/bán CW. Thời gian giao dịch, phương thức khớp lệnh, lệnh giao dịch, nguyên tắc xác định giá, đơn vị giao dịch tương tự như cổ phiếu. Tuy nhiên, có một số quy định điển hình khác với giao dịch cổ phiếu như sau:
- Đơn vị yết giá: 10 đồng cho tất cả các mức giá của CW
- Giá trần/sàn của CW trong ngày giao dịch: căn cứ vào biên dộ dao động giá của chứng khoán cơ sở, và được xác định theo công thức: Giá trần/sàn của CW = giá tham chiếu CW +/- biên dộ dao động giá của chứng khoán cơ sở/tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền bán của cổ phiếu FPT (tỷ lệ chuyển đổi 1:1), giá đóng cửa của chứng quyền bán ngày hôm trước là 2.000 đồng, và giá đóng cửa của cổ phiếu FPT là 48.000 đồng.
Biên độ dao động giá của cổ phiếu FPT = 48.000 đồng x 7% = 3.360 đồng
Mức giá trần/sàn của chứng quyền bán trong ngày giao dịch được xác định như sau:
Giá trần của CW = 2.000 đồng + 3.360/1 = 5.360 đồng
Giá sàn của CW = 2.000 đồng – 3.360/1. Tuy nhiên, theo quy chế giao dịch của Sở GDCK TP.HCM, mức giá tối thiểu của CW là 10 đồng. Do đó, giá sàn của CW trong trường hợp này là 10 đồng.
7. Chi phí giao dịch chứng quyền có bảo đảm?
Phí giao dịch đối với CW tương tự như đối với phí giao dịch chứng chỉ quỹ ETF và thấp hơn cổ phiếu (Thông tư 241/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam).
8. CW có bị tạm ngừng giao dịch?
Giống như cổ phiếu, CW cũng sẽ bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp:
- Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch
- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán
- Các trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
Trên đây, Nhật Cường đã giải thích về cách thức giao dịch chứng quyền có bảo đảm(Covered Warrant – CW). NĐT cũng có thể tham khảo về các câu hỏi thường gặp khác về CW Tại đây. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào khác, NĐT xin vui lòng liên hệ với Cường theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!
Nguyễn Đức Hùng – Chuyên viên Phân tích và Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: (+84) 968 231 294
Fanpage: Chungkhoanonline.vn
Email: dautuphatdat@gmail.com
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/