Cập nhật cổ phiếu PVS – Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty DVKT) – mã chứng khoán PVS (HNX) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty DVKT là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí, công nghiệp. Trong đó, có nhiều loại hình dịch vụ chiến lược, mang tính chất mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như: EPCI công trình biển; EPC công trình công nghiệp; Kho nổi xử lý và xuất dầu thô FSO/FPSO; Tàu dịch vụ; Khảo sát địa chấn, địa chất và công trình ngầm; Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình biển; Cảng dịch vụ và Dịch vụ cung cấp nhân lực kỹ thuật, bảo vệ và vật tư thiết bị dầu khí, dịch vụ khách sạn, văn phòng ….Hôm nay, Duy Nghĩa sẽ cùng các bạn đánh giá về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp này.
Tổng quan doanh nghiệp
– PTSC là một trong những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tàu thuyền lớn nhất cả nước, định hướng trở thành nhà thầu EPCIC chính tại Việt Nam.
– PTSC là doanh nghiệp có số lượng kho nổi FSO và FPSO nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.
Mô hình kinh doanh
– Mảng dịch vụ cơ khí dầu khí M&C là động lực chính của PVS, chiếm ~40% doanh thu. Mảng M&C sẽ phụ thuộc lớn vào các dự án offshore mới. Do giá dầu giảm mạnh trong giai đoạn 2014-2016 khiến tăng trưởng M&C giảm mạnh. Tuy nhiên, từ năm 2018, mảng M&C sẽ có được sự tăng trưởng trở lại nhờ giá dầu hồi phục, các dự án lớn là: Red Emperor, Sư Tử Trắng, Cá Heo Xanh, Sao Vàng – Đại Nguyệt.
– Mảng dịch vụ kho nổi FSO/FPSO chiếm ~18% doanh thu, cho thuê thông qua 6 liên doanh với giá thuê dài hạn cố định nên ổn định nên ít chịu ảnh hưởng bởi giá dầu.
– Mảng dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí: PVS sở hữu đội tàu gồm 16 tàu sở hữu và 4 tàu thuê ngoài rất hiện đại .Tuy nhiên không phải thuê tàu ngoài nên biên lợi nhuận lại được cải thiện hơn. Mảng này kỳ vọng sẽ khởi sắc từ cuối 2017 khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.
– Mảng dịch vụ căn cứ cảng chiếm ~8% doanh thu: PVS đang sở hữu 8 căn cứ cảng trên khắp cả nước với diện tích 345ha.
– Mảng sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành O&M thường đi kèm các dự án M&C ngoài khơi, chiếm ~5% doanh thu. Mảng này ít chịu ảnh hưởng bới giá dầu do các án đã đi vào hoạt động cần được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
– Mảng khảo sát ROV (tàu khảo sát địa chấn 2D Bình Minh 02, tàu khảo sát 3D CGC Amadeus) đóng góp ~4% doanh thu.
Tiềm năng tương lai
– Nhu cầu xây lắp và các dịch vụ trong ngành dầu khí phụ thuộc giá dầu thô thế giới. Hiệp định cắt giảm sản lượng từ OPEC, Nga và Ả rập Xê út sẽ tiếp tục đến tháng 3/2018 cùng với sự hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc giúp giá dầu hồi phục vững chắc trên mức 60 USD/thùng.
– Nhiều dự án dầu offshore đang được khởi công trở lại sau giai đoạn 2-3 năm trầm lắng do giá dầu giảm như Red Emperor, Sư Tử Trắng, Cá Heo Xanh, Sao Vàng – Đại Nguyệt.
– Sức khỏe tài chính tốt, tỷ lệ vay nợ chỉ chiếm 5.2% tổng tài sản, lượng tiền mặt hết sức dồi dào lên tới 32% tổng tài sản.
– Giá trị sổ sách rất cao ~ 24,000đ.
Dự báo lợi nhuận sau thuế 2017 và 2018 đạt 910 tỷ và 1,185 tỷ đồng, tương đương EPS 1,793đ và 2,334đ.
Định giá theo phân tích cơ bản:
– Định giá của HSC PCD: 26,500 đồng/cp.
– Định giá bình quân của các Công ty chứng khoán: 19,800 đồng/cp.
– Ngày định giá: 09/12/2017.
– Thời gian nắm giữ: 12 tháng.
Nguồn: HSC