Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tên viết tắt là PVFCCo, tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí), mã chứng khoán DPM (HOSE) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng …
Hiện nay, PVFCCo đã xác định được vị thế là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón lớn nhất Việt nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp của PVFCCo là bằng chứng về tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam, yếu tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước….
Ngày hôm nay, Duy Nghĩa sẽ cùng với các bạn đánh giá về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp này.
Triển vọng ngành
Ngành phân bón đang đối mặt với dư thừa nguồn cung trong nước (2,65 triệu tấn sản xuất so với 2,14 triệu tấn tiêu thụ) và thường xuyên phải cạnh tranh với phân bón giá rẻ nhập khẩu từ TQ và Indonesia (TQ xóa bỏ thuế XK Urea từ 23/12/2016, và Việt Nam giảm thuế nhập khẩu NPK từ 30% xuống 20%). Bên cạnh đó lượng phân bón trung bình/ha của VN đã vượt qua TQ đạt mức 441 kg/ha, cao nhất khu vực (222 kg/ha), do đó những yêu cầu về an toàn môi trường có thể dẫn đến giảm mật bộ phân bón sử dụng.
Mô hình kinh doanh
– DPM là doanh nghiệp đầu ngành phân bón ure (ước 40% thị phần, duy trì ổn định). Sản phẩm của DPM có chất lượng tốt.
– Giá khí chiếm ~53% tổng chi phí sản xuất của DPM. Trong năm 2017-2018, giá khí có xu hướng tăng trở lại khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm Tiềm năng tương lai
Triển vọng doanh nghiệp
Giá đạm ure thế giới đã tăng khoảng 17,5% từ mức thấp trong tháng 5 nhưng vẫn giảm 13,0% so với đầu năm. Trong khi đó giá đạm trong nước cũng tăng khoảng 7-8% từ mức đáy và tăng 4,5% so với đầu năm.
– Tuy nhiên trong dài hạn giá urê thế giới vẫn giảm do cung vẫn lớn hơn cầu.
– Nhà máy NH3/NPK chạy thử ngày 15/12/2017 và đưa vào vận hành từ đầu năm 2018 với công suất 250.000 tấn NPK và 90.000 tấn NH3. Đây sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu cho DPM với doanh thu kỳ vọng từ cả NH3 và NPK ước ~ 7000 tỷ/năm, tuy nhiên mức lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào giá bán trên thị trường. Sản phẩm của NPK có chất lượng cạnh tranh tốt do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ dây chuyền hiện đại. Nhà máy này được miễn thuế 2018-2019 và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo.
Sức khỏe tài chính
BCTC quý 3/2017, sức khỏe tài chính của DPM rất lành mạnh:
+ Số dư tiền lớn 3.35K tỷ, chiếm gần 33% TTS
+ Số dư nợ vay không đáng kể là 0.6K tỷ
+ Vốn chủ sở hữu ~80% TTS
+ Dòng tiền từ SXKD dương liên tục trong các năm qua
– Dự kiến LNST 2017 – 2018 là 1,015 tỷ và 1,246 tỷ đồng, EPS thuộc về cổ đông (trừ khen thưởng phúc lợi) ~ 2,205 đồng/cp và 2,706 đồng/cp
– Tỷ suất cổ tức tương đối hấp dẫn 9.3%.
Định giá theo phân tích cơ bản
– Định giá của HSC PCD: 27,100 đồng/cp.
– Định giá bình quân của các Công ty chứng khoán: 23,200 đồng/cp.
– Ngày định giá: 09/12/2017.
– Thời gian nắm giữ: 12 tháng.
Nguồn: HSC