Coteccons – mã chứng khoán CTD (HOSE) là một tập đoàn xây dựng đẳng cấp quốc tế, tập đoàn kinh tế tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 21. Tập đoàn lấy uy tín chất lượng làm thước đo giá trị thương hiệu, Coteccons cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm là các công trình đạt tiêu chuẩn cao về kỹ – mỹ thuật với chi phí cạnh tranh; đồng thời góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội thông qua những công trình này. Ngày hôm nay, Duy Nghĩa sẽ cùng các bạn đánh giá tiềm năng phát triển của công ty này.
Xây dựng Coteccons (CTD). Ảnh: Nguồn Internet
Triển vọng ngành
– Ngành xây dựng tăng trưởng mạnh đi kèm với sự phát triển của thị trường bất động sản. Mặc dù có lo ngại về việc Phân khúc nhà ở cao cấp đã đạt đỉnh, Phân khúc nhà ở cao tầng có mức giá rẻ đến trung cấp ở các khu vực vành đai 3 vẫn sẽ thu hút các gia đình có nhu cầu ở thực, và là giải pháp duy nhất cho việc giãn mật độ dân cư tại các khu vực nội đô.
– Bất động sản công nghiệp và hạ tầng được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ sự hồi phục chung của nền kinh tế, chính sách tài khóa đang mở rộng của chính phủ giúp hoạt động đầu tư công tăng mạnh, và chính sách tiền tệ mở rộng với lãi suất thấp và tăng trưởng tín dụng cao >20%. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2016 là 10.1%, cao hơn so với GDP là 6.21%.
Mô hình kinh doanh
– Mảng xây dựng dân dụng là động lực tăng trưởng chính, CTD tiên phong với mô hình Design&Build (tổng thầu thiết kế và thi công) là mô hình phổ biến của các nhà thầu có năng lực và tài chính mạnh trên thế giới vì biên lợi nhuận tốt hơn và tiết kiệm thời gian tới 30% so với thuê nhiều nhà thầu đơn lẻ, chiếm 60% giá trị hợp đồng đã thực hiện.
– Mảng xây dựng công nghiệp (nhà xưởng) CTD cũng đang có mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư Trung Quốc để xây các dự án quy mô lớn.
– Mảng xây dựng hạ tầng là hướng đi mới nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. CTD tham gia 35% dự án BOT QL1 đoạn Phủ Lý, Hà Nam ~700 tỷ, đang trong giai đoạn hoàn thành để thu phí.
Triển vọng doanh nghiệp
– Sau 9 tháng/2017, tổng giá trị hợp đồng đã ký ~ 43.75k tỷ, trong đó ~18.185k tỷ đã hạch toán trong 9 tháng/2017 và giá trị dự án còn tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2017-2019 lên tới 25.7K tỷ, tạo dòng doanh thu ổn định và tăng trưởng tối thiểu 20-30% cho 2018.
– Các dự án tiêu biểu: Dự án Gang thép Dung Quất của Hòa Phát (10,300 tỷ), Vincom Gallery Giảng Võ (8,000 tỷ), The Landmark 81 (tòa nhà cao nhất Việt Nam và top 10 thế giới 2.810 tỷ đồng); Goldmark City (2.516 tỷ đồng); Masteri Villas (2.813 tỷ đồng).
– Các dự án lớn sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới là: như Casino Hội An 6,200 tỷ, Gain Lucky Factory 2,000 tỷ, Hilton Hotel 1,000 tỷ;
– CTD đang tiếp tục mở rộng chuỗi giá trị của nhà thầu sang mảng M&E và nội thất bằng cách đầu tư mới hoặc M&A.
– CTD hạ tầng cũng đang làm Tỉnh lộ 9 là BT 1,000 tỷ đổi lấy đất ở trung tâm quận 1, sẽ là tiềm năng trong các năm sau đó (từ 2018 – 2020).
Sức khỏe tài chính
Là doanh nghiệp xây dựng nhưng CTD có sức khỏe tài chính đặc biệt tốt khi không sử dụng vốn vay dài hạn và chỉ số thanh toán ngắn hạn trên 1.5 lần; duy trì đà tăng trưởng vô cùng ấn tượng trên 20% trong nhiều năm. Tuy đà này đã chậm lại nhưng cũng vẫn duy trì ở mức cao.
– CTD có dư tiền khoảng 2,180 tỷ, chiếm ~30% tổng vốn hóa của công ty, với Giá trị sổ sách ~ 89k/CP.
– Dự báo LNST 2017, 2018 lần lượt là 1,758 và 1,989 tỷ, tương đương EPS ~21,602đ và 24,136đ.
Nguồn: HSC