Trong bài viết này Đức Hùng xin chia sẻ tới các bạn về các Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức (ngày GDKHQ), ngày đăng ký cuối cùng (ĐKCC), ngày chốt danh sách, ngày thanh toán là gì?. Qua đó giúp chúng ta có thêm kiến thức khi quyết định đầu tư theo trường phái hưởng cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
Xem thêm:
1. Các khái niệm
Ngày giao dịch không hưởng quyền: là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…
Nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền, nhà đàu tư có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền.
Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, trên bảng điện tử sẽ xuất hiện các ký hiệu giao dịch tương ứng như sau:
- “XR”: Giao dịch không hưởng quyền đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
- “XD”: Giao dịch không hưởng cổ tức của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
- “XA”: Giao dịch không hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong cùng một ngày.
- “XI”: Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu.
Ngày đăng ký cuối cùng
Hay còn gọi là ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính, là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Ngày 01/01/2016, Ủy ban chứng khoán quy định với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ), có nghĩa là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 2 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 1 ngày trước ngày ĐKCC sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền. Ngày GDKHQ trước ngày ĐKCC một ngày làm việc.
Ngày thanh toán
Là ngày cổ tức bằng tiền mặt (hoặc bằng cổ phiếu) sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.
Ví dụ: Ngày 11/7/2017, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2016 của Công ty CP tập đoàn KIDO (KDC), với nội dung chính như sau:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 25/07/2017, nhà đầu tư mua cổ phiếu KDC từ ngày 25/07/2017 sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức và các nhà đầu tư nắm giữ KDC đến hết ngày 24/07/2017 sẽ được nhận cổ tức.
- Ngày đăng ký cuối cùng: 26/07/2017, theo quy định thanh toán T +2, nhà đầu tư muốn nhận cổ tức của KDC sẽ mua cổ phiếu KDC từ ngày 24/07/2017 hoặc nắm giữ đến ngày 25/07/2017. Một số nhà đầu tư bán tại ngày 24/04/2014 có lợi thế hơn khi giá cổ phiếu chưa điều chỉnh, nhưng sẽ không được nhận cổ tức.
- Thời gian thực hiện (ngày thanh toán): 07/08/2017.
- Tỷ lệ thực hiện: 16%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng)
2. Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ
Trong đó:
- P: Giá hiện tại
- P’: Giá ngày GDKHQ
- Pα: Giá cổ phiếu phát hành thêm
- α : Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
- β : Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng (cổ tức bằng cổ phiếu)
- C : Cổ tức bằng tiền
Ví dụ: Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình trả cổ tức năm 2015.
Ảnh Thông báo trả cổ tức của Công ty CP xây dựng Hòa Bình và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC).
Tính giá điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 23/06/2016
- Ngày đăng ký cuối cùng: 24/06/2016
- Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: Không
- Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu: 15% (người giữ 100 CP nhận 15 CP mới)
- Phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu: 10:1 (Người sở hữu 10 cổ phiếu nhận thêm 1 cổ phiếu).
- Giá cổ phiếu HBC ngày 22/06/2016 là 13.630 đồng.
Giá cổ phiếu HBC vào ngày GDKHQ 23/06/2015 được tính như sau:
Nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư nhận cổ tức. Xét trên lý thuyết thì có vẻ cách đầu tư này khá an toàn khi hàng năm vẫn được hưởng cổ tức từ các cổ phiếu có lịch sử trả cổ tức đều đặn. Nhưng thực tế đầu tư theo cách này nhà đầu tư phải đầu tư rất nhiều năm vào một mã chứng khoán mới thu được lợi nhuận kỳ vọng. Để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết tiếp theo.
Nguyễn Đức Hùng – Chuyên viên Phân tích và Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: (+84) 968 231 294
Fanpage: Chungkhoanonline.vn
Email: dautuphatdat@gmail.com
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/