•Tin vĩ mô:
Ngân hàng Nhà Nước đặt mục tiêu thần tốc xử lý nợ xấu trong 2 năm tới. Không tính dầu thô, đất đai, thu ngân sách 8 tháng đạt thấp nhất 4 năm. PMI Việt Nam tháng 8 đạt 53,7 điểm, tốc độ sản xuất chậm lại
•Phát hành trái phiếu: Thị trường trái phiếu sơ cấp diễn ra sôi động hơn so với tuần trước đó, khối lượng gọi thầu là 9.200 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước (KBNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục là 2 đơn vị tham gia gọi thầu. Trong đó, có tổng cộng 2.850 tỷ đồng trái phiếu phát hành thành công; tỷ lệ trúng thầu tăng, đạt 31,0%, trong khi ở tuần trước đó tỷ lệ này là 27,5%.
•Khối lượng giao dịch: Tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp duy trì ở mức thấp, đạt 29.279 tỷ đồng, tương đương với giá trị trung bình ngày là 5.856 tỷ đồng, tăng 19,0% so với tuần giao dịch trước đó.
•Giao dịch khối ngoại: Tuần vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, mức bán ròng là 711,3 tỷ đồng trái phiếu thông qua giao dịch outright.
•Lợi suất trái phiếu: Lợi suất trái phiếu tuần vừa qua tăng khá mạnh ở các kỳ hạn ngắn (kỳ hạn dưới 5 năm), trong khi đó các kỳ hạn dài hơn (kỳ hạn 7, 10 và 15 năm) không có sự thay đổi đáng kể.
•Nghiệp vụ thị trường mở: Ngân hàng Nhà Nước bơm ròng 1.453 tỷ đồng thông qua thị trường mở trong tuần vừa qua, lãi suất trái phiếu repo giữ nguyên ở mức là 4,75%.
•Thị trường liên ngân hàng: Lãi suất liên ngân hàng tuần vừa qua tăng lên ở lãi suất qua đêm và giảm ở các kỳ hạn khác.
•Thị trường tiền tệ: Tuần vừa qua, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ, trong khi đó tỷ giá yết tại ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường OTC lại giảm khá mạnh.
•Thị trường vàng: Tuần vừa qua, giá vàng trong nước vẫn đang dao độn
g đi ngang ổn định và giữ giá bất chấp xu hướng giảm của giá vàng thế giới. Mức chênh lệch nới rộng ra mức 3,15 triệu đồng/lượng.
•CDS: CDS của Việt Nam và một số nước láng giềng khác trong khu vực cùng tăng mạnh, ngoại trừ Thái Lan có mức tăng nhẹ hơn. Cụ thể, CDS của Việt Nam đóng cửa ở mức 166,95, tăng 7,17% so với tuần trước.
Nguồn:VPBS